Tin tức sỏi tiết niệu
SỎI THẬN – CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Sỏi thận là 1 bệnh lý thường gặp ở nước ta. Sỏi thận gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như : suy thận, ứ mủ thận, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết... Tính chất sỏi thận thay đổi tùy vào bệnh nhân. Có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận, sau đây sẽ liệt kê từng phương pháp, chỉ định, ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp. I. Điều trị nội khoa · Dùng các thuốc giảm đau, giãn cơ, chống viêm · Dùng các thuốc đông y : kim tiền thảo, diệp hạ châu, râu ngô, bồ công anh, bông mã đề, atiso... II. Điều trị ngoại khoa 1. Tán sỏi ngoài cơ thể 1.1. Chỉ định Với các sỏi nhỏ, mềm, đường kính < 20mm 1.2. Ưu điểm Là phương pháp không xâm lấn, tiến hành nhanh, chi phí rẻ, ít ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. 1.3. Nhược điểm · Không áp dụng được với các sỏi thận có kích thước lớn · Không hiệu quả với các sỏi cứng · Không lấy hết được sỏi, mà chỉ tán nhỏ sỏi, trông chờ khả năng tự đào thải của cơ thể bệnh nhân, nên tỷ lệ hết sỏi bệnh nhân rất thấp Máy tán sỏi thận ngoài cơ thể
2. Mổ mở lấy sỏi thận 2.1 Chỉ định Hầu như tất cả các trường hợp sỏi thận đều có thể áp dụng phương pháp mổ mở lấy sỏi thận nhất là các trường hợp sau : · Sỏi thận kèm dị dạng bể thận – niệu quản · Sỏi thận có ứ mủ thận 2.2 Ưu điểm · Xử lý được hầu hết các trường hợp sỏi thận, xử lý được các thương tổn phối hợp kèm theo 2.3 Nhược điểm · Vết mổ lớn, rạch qua tổ chức nhiều -> đau sau mổ nhiều, thời gian phục hồi sau mổ chậm · Nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, nguy cơ thoát vị thành bụng sau mổ Mổ mở lấy sỏi thận 3. Tán sỏi qua da 3.1. Chỉ định Chỉ định hầu hết các trường hợp sỏi thận, trừ trường hợp thận giãn quá lớn, ứ mủ thận 3.2. Ưu điểm · Tán vỡ sỏi bằng laser hoặc siêu âm và lấy hết sỏi qua đường hầm qua da · Tổn thương thận, phần mềm ít, nhất là trong mini PCNL · Phục hồi sức khỏe nhanh, thời gian nằm viện ngắn 3.3. Nhược điểm Nhược điểm và cũng là tai biến đáng ngại nhất trong phẫu thuật tán sỏi qua da là nguy cơ chảy máu khi chọc tạo đường hầm để tán sỏi, tuy nhiên với phương pháp mini PCNL, đường hầm rất nhỏ, giảm thiểu nguy cơ chảy máu tới mức thấp nhất Tán sỏi thận qua da 4. Tán sỏi thận ống mềm 4.1 Chỉ định Với các sỏi nhỏ, kích thước < 20mm, sỏi đơn độc, không có hẹp niệu quản 4.2 Ưu điểm 4.3 Nhược điểm · Không áp dụng được cho các trường hợp sỏi lớn, sỏi kèm dị dạng, hẹp niệu quản · Chỉ tán vụn sỏi, chờ sỏi tự bài xuất · Phải phẫu thuật 2 lần : lần 1 đặt sonde JJ nong rộng niệu quản, lần 2 tán sỏi sau khoảng 2 tuần Tán sỏi thận ống mềm Trên đây là nguyên nhân cơ bản, và các phương pháp điều trị sỏi thận từ đơn giản đến phức tạp. Trong đó phẫu thuật tán sỏi thận qua da với đường hầm nhỏ ( mini – PCNL) và tán sỏi thận nội soi bằng ống mềm là những kỹ thuật hiện đại, có nhiều ưu điểm, hứa hẹn sẽ thay thế gần như hoàn toàn phương pháp mổ mở truyền thống trong tương lai gần. Tuy nhiên trên từng bệnh nhân cụ thể, tùy vào vị trí, kích thước, tình trạng toàn thân, và bệnh lý phối hợp... mà các bác sĩ sẽ có thể đưa ra lời khuyên tốt nhất dành riêng cho từng người. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về tình trạng bệnh của mình, các bạn có thể để lại câu hỏi ở mục bình luận bên dưới, inbox trực tiếp cho bác sĩ, hoặc gọi điện thoại theo số : 0989.200.0965 để được tư vấn miễn phí mọi lúc. SĐT Bs Trọng : 0989.200.965 Facebook : Bác sĩ Trọng Tiết niệu - Nam học Hạ Long |
Các triệu chứng gợi ý bạn đang bị sỏi tiết niệu
??? NHẬN BIẾT SỚM SỎI THẬN CÓ KHÓ??? Sỏi thận nói riêng và sỏi tiết niệu nói chung, nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy nhận biết sớm sỏi thận, sỏi niệu quản có khó? Đa số các sỏi tiết niệu thường có các triệu chứng sau:
Đau thắt lưng là triệu chứng điển hình của sỏi thận Tuy nhiên, có 1 số lượng không nhỏ các sỏi tiết niệu thường không có bất cứ triệu chứng nào ( thường được gọi là “sỏi câm”). Sỏi này có thể là các sỏi thận nhỏ chưa gây biến chứng, nhưng mà đáng sợ hơn là các sỏi niệu quản lớn, tắc nghẽn hoàn toàn niệu quản, những sỏi này thường gây giảm nặng hoặc mất hoàn toàn chức năng thận 1 bên rất nhanh nếu không được phát hiện sớm. Thế nhưng, chúng ta cũng không quá lo ngại, chỉ với 1 siêu âm ổ bụng đơn giản rẻ tiền chúng ta có thể phát hiện ra loại sỏi này 1 cách dễ dàng. Như vậy sỏi thận, sỏi tiết niệu không khó nhận biết sớm như chúng ta nghĩ, nếu có bất kỳ triệu chứng nào như trên, chúng ta cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám chẩn đoán và điều trị sớm nhất. Còn đối với các sỏi không có triệu chứng, thì siêu âm định kỳ 6 tháng/ lần, hoặc 3 tháng/ lần đối với bệnh nhân nguy cơ cao là lựa chọn bảo vệ sức khỏe cho bạn 1 cách hiệu quả nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về bệnh của mình, bạn có thể gọi điện hoặc nhắn tin trực tiếp để được tư vấn Miễn Phí mọi lúc SĐT Bs Trọng : 0989.200.965 Facebook : Bs Trọng Tiết Niệu - Nam Học Hạ Long |
Chế độ ăn phòng ngừa sỏi thận
Làm sao để phòng ngừa sỏi thận một cách hiệu quả? Sự kết hợp giữa chế độ ăn uống, những thay đổi trong lối sống và sự hỗ trợ của thuốc, bạn sẽ giảm được nguy cơ bị sỏi thận.
Số lượng nước uống hàng ngày phải đủ > 2 lít/ ngày. Nếu bạn hoạt động ra nhiều mồ hôi, hãy uống thêm nước. Để biết cơ thể đủ nước hay không, bạn nhìn vào màu sắc nước tiểu, nếu nước tiểu sẫm màu, tức là cơ thể bạn đang bị thiếu nước, hãy bổ sung thêm. Không nhịn tiểu lâu. Bạn nên uống thêm nước cam và nước chanh, 2 thức uống chứa chất citrate có thể giúp phòng ngừa sỏi oxalat canxi, cũng như sỏi urat. Uống đủ nước là biện pháp phòng ngừa sỏi thận hiệu quả
Đa số sỏi thận có thành phần chính là canxi, vậy chúng ta nên kiêng các thức ăn giàu canxi để tránh bị sỏi thận. Điều này hoàn toàn sai. Chế độ dinh dưỡng nghèo canxi lại tăng nguy cơ mắc sỏi thận cũng như bị loãng xương cho mọi người. Tuy nhiên, bổ sung canxi không đúng cách cũng có thể tăng nguy cơ mắc sỏi thận của bạn. Để phòng ngừa sỏi thận, mọi người nên ăn các thực phẩm giàu canxi như bơ, phô mai hoặc uống sữa, sữa đậu nành thay vì uống các loại thuốc bổ sung canxi và vitamin D.
Ăn nhạt sẽ làm giảm thải canxi qua nước tiểu, cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu, nhờ đó cũng có thể giảm nguy cơ bị sỏi thận. Các thực phẩm giàu Canxi và Oxalat
Bạn nên hạn chế tiêu thụ các thức uống như : soda, trà đá, sô cô la, cây đại hoàng, dâu tây, rau cải bó xôi, củ dền, cà phê, khoai lang...
Hạn chế ăn các thực phẩm thịt, trứng và cá... sẽ giảm nguy cơ hàm lượng axit uric trong nước tiểu nên cũng phòng được bệnh sỏi thận.
Uống bổ sung C hằng ngày suốt thời gian dài có thể dẫn đến thừa vitamin C, làm tăng hấp thu canxi từ ruột, canxi trong máu cao gây sỏi thận, đặc biệt là với nam giới.
Một số loại thảo dược được chứng minh có tác dụng phòng ngừa, và điều trị sỏi theo đông y : diệp hạ châu, kim tiền thảo, râu ngô, bồ công anh, bông mã đề, atiso...
Riêng vấn đề quan điểm dùng thuốc đông y trong điều trị sỏi thận vẫn còn nhiều tranh cãi, khá nhiều người ủng hộ, và cũng không ít người phản đối. Dân mình thì coi nhiều bài thuốc như “thánh dược” trị tất cả các loại sỏi. Vậy như thế nào là đúng? Mình sẽ bàn về vấn đề này trong 1 bài viết sau. |
Nguyên nhân gây sỏi tiết niệu
Sỏi thận là 1 bệnh lý rất thường gặp ở nước ta và trên thế giới. Những bệnh nhân bị sỏi thận nguy cơ tái phát sỏi rất cao nếu như không được điều trị, phòng ngừa đúng phương pháp. Trong bài viết này, tôi xin trình bày một cách ngắn gọn các nguyên nhân gây nên sỏi thận, để mọi người có một cái nhìn khái quát hơn về nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, tuy nhiên có thể liệt kê một số nguyên nhân chính sau: Ø Sự lắng đọng tinh thể canxi do : cung cấp nước không đủ, đặc biệt với những người có công việc lao động nặng nhọc, quên uống nước nhưng lúc uống lại uống quá nhiều. Ø Do sự dị dạng của đường nước tiểu khiến cho nước tiểu không thể thoát ra được, mà tích trữ đọng lại, lâu dần tạo thành sỏi thận : các bệnh lý hẹp khúc nối bể thận – niệu quản, hẹp niệu quản, u xơ tiền liệt tuyến, hẹp niệu đạo... Ø Bệnh nhân nằm bất động lâu ngày Ø Bị nhiễm trùng đường tiết niệu, làm cho vi trùng có cơ hội xâm nhập gây tình trạng viêm, về lâu dần tạo ra cặn mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể hình thành nên sỏi thận. Ø Bệnh cũng có thể gặp ở những người có chế độ ăn uống không hợp lý, ăn hoặc uống quá nhiều các thực phẩm nhiều canxi vượt quá nhu cầu của cơ thể, hoặc dùng 1 số loại thuốc làm tăng nguy cơ tạo sỏi. Ø Bệnh cũng có tính chất gia đình, vùng miền, những bệnh nhân có sỏi thận nguy cơ tái phát sỏi cao nếu không được điều trị, phòng ngừa đúng phương pháp. Nguyên nhân gây sỏi thận Trên đây là các nguyên nhân gây sỏi thận thường gặp. Một trong các nguyên nhân hay gặp nhất là do chế độ uống thiếu nước, đây là nguyên nhân hàng đầu và cũng là nguyên nhân dễ giải quyết nhất. Với lượng nước uống > 2lít / ngày sẽ làm giảm 1 cách đáng kể nguy cơ sỏi thận cho bạn và người thân. Ngoài ra chế độ ăn uống hợp lý cũng làm giảm phần lớn nguy cơ tạo sỏi, ở bài viết sau tôi sẽ đề cập 1 cách nhìn sâu hơn về các phương pháp phòng ngừa sỏi thận hiệu quả. Mọi thắc mắc về tình trạng bệnh của mình, các bạn có thể để lại câu hỏi ở mục bình luận bên dưới, inbox trực tiếp cho bác sĩ, hoặc gọi điện thoại theo số : 0989.200.0965 để được tư vấn miễn phí mọi lúc. |